SOURCE: https://www.technologyreview.com/2024/01/08/1085124/super-efficient-solar-cells-breakthrough-technologies/
In November 2023, a buzzy solar technology broke yet another world record for efficiency. The previous record had existed for only about five months—and it likely won’t be long before it too is obsolete. This astonishing acceleration in efficiency gains comes from a special breed of next--generation solar technology: perovskite tandem solar cells. These cells layer the traditional silicon with materials that share a unique crystal structure.
In the decade that scientists have been toying with perovskite solar technology, it has continued to best its own efficiency records, which measure how much of the sunlight that hits the cell is converted into electricity. Perovskites absorb different wavelengths of light from those absorbed by silicon cells, which account for 95% of the solar market today. When silicon and perovskites work together in tandem solar cells, they can utilize more of the solar spectrum, producing more electricity per cell.
Technical efficiency levels for silicon-¬based cells top out below 30%, while perovskite-only cells have reached experimental efficiencies of around 26%. But perovskite tandem cells have already exceeded 33% efficiency in the lab. That is the technology’s tantalizing promise: if deployed on a significant scale, perovskite tandem cells could produce more electricity than the legacy solar cells at a lower cost.
But perovskites have stumbled when it comes to actual deployment. Silicon solar cells can last for decades. Few perovskite tandem panels have even been tested outside.
The electrochemical makeup of perovskites means they’re sensitive to sucking up water and degrading in heat, though researchers have been working to create better barriers around panels and shifting to more stable perovskite compounds.
In May, UK-based Oxford PV said it had reached an efficiency of 28.6% for a commercial-size perovskite tandem cell, which is significantly larger than those used to test the materials in the lab, and it plans to deliver its first panels and ramp up manufacturing in 2024. Other companies could unveil products later this decade.
Vào tháng 11 năm 2023, kỷ lục thế giới về hiệu quả của công nghệ năng lượng mặt trời lại bị phá vỡ một lần nữa. Kỷ lục lần trước chỉ mới tồn tại được có năm tháng, kỷ lục lần này có thể cũng sẽ không giữ được lâu. Hiệu quả của công nghệ năng lượng mặt trời được cải thiện với tốc độ chóng mặt là nhờ một loại công nghệ thuộc thế hệ mới: các tế bào quang điện ghép tầng perovskite. Đây là những tế bào ghép lớp silicon truyền thống với các vật liệu có cấu trúc tinh thể đặc biệt.
Qua một thập kỷ được nghiên cứu, công nghệ perovskite đã liên tục phá vỡ kỷ lục hiệu năng của chính nó, được đo lường bằng lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào các tế bào được chuyển đổi thành điện. Perovskite hấp thụ các bước sóng ánh sáng khác với các tế bào silicon vốn chiếm 95% các sản phẩm trên thị trường năng lượng mặt trời hiện nay. Khi silicon và perovskite được kết hợp với nhau trong các tế bào ghép tầng, chúng sẽ tận dụng được phổ năng lượng mặt trời nhiều hơn, và do đó, sản xuất được nhiều điện hơn tính trên từng tế bào.
Các tế bào quang điện làm bằng silicon cho mức độ hiệu quả kỹ thuật dưới 30% trong khi các tế bào chỉ sử dụng perovskite đạt được hiệu quả thử nghiệm khoảng 26%. Tuy nhiên, các tế bào ghép tầng đã vượt qua mức hiệu quả 33% khi được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Đây là một hứa hẹn hấp dẫn của công nghệ này: nếu được triển khai trên quy mô lớn, các tế bào xếp tầng perovskite có thể sản xuất nhiều điện hơn các tế bào quang điện truyền thống và với chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, perovskite gặp khó khăn khi triển khai thực tế. Trong khi các tế bào quang điện silicon có thể tồn tại hàng thập kỷ thì cho đến giờ chỉ có một vài tấm pin perovskite được thử nghiệm ngoài trời.
Thành phần điện-hóa của perovskite khiến chúng dễ thấm nước và dễ bị tan rã bởi nhiệt. Tuy vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu để chế tạo ra các lớp bảo vệ tốt hơn xung quanh các tấm pin và chuyển sang các hợp chất perovskite bền vững hơn.
Vào tháng 5, công ty Oxford PV của Anh cho biết họ đã đạt được hiệu quả 28.6% trên một tế bào xếp tầng perovskite với kích cỡ được dùng trong thương mại, lớn hơn nhiều so với những tế bào được sử dụng để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Công ty này dự định sẽ đưa ra thị trường những tấm pin đầu tiên cũng như tăng cường sản xuất vào năm 2024. Các công ty khác có thể sẽ công bố sản phẩm vào cuối thập kỷ này.
VIETNAMESE
Vào tháng 11 năm 2023, kỷ lục thế giới về hiệu quả của công nghệ năng lượng mặt trời lại bị phá vỡ một lần nữa. Kỷ lục lần trước chỉ mới tồn tại được có năm tháng, kỷ lục lần này có thể cũng sẽ không giữ được lâu. Hiệu quả của công nghệ năng lượng mặt trời được cải thiện với tốc độ chóng mặt là nhờ một loại công nghệ thuộc thế hệ mới: các tế bào quang điện ghép tầng perovskite. Đây là những tế bào ghép lớp silicon truyền thống với các vật liệu có cấu trúc tinh thể đặc biệt.
Qua một thập kỷ được nghiên cứu, công nghệ perovskite đã liên tục phá vỡ kỷ lục hiệu năng của chính nó, được đo lường bằng lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào các tế bào được chuyển đổi thành điện. Perovskite hấp thụ các bước sóng ánh sáng khác với các tế bào silicon vốn chiếm 95% các sản phẩm trên thị trường năng lượng mặt trời hiện nay. Khi silicon và perovskite được kết hợp với nhau trong các tế bào ghép tầng, chúng sẽ tận dụng được phổ năng lượng mặt trời nhiều hơn, và do đó, sản xuất được nhiều điện hơn tính trên từng tế bào.
Các tế bào quang điện làm bằng silicon cho mức độ hiệu quả kỹ thuật dưới 30% trong khi các tế bào chỉ sử dụng perovskite đạt được hiệu quả thử nghiệm khoảng 26%. Tuy nhiên, các tế bào ghép tầng đã vượt qua mức hiệu quả 33% khi được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Đây là một hứa hẹn hấp dẫn của công nghệ này: nếu được triển khai trên quy mô lớn, các tế bào xếp tầng perovskite có thể sản xuất nhiều điện hơn các tế bào quang điện truyền thống và với chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, perovskite gặp khó khăn khi triển khai thực tế. Trong khi các tế bào quang điện silicon có thể tồn tại hàng thập kỷ thì cho đến giờ chỉ có một vài tấm pin perovskite được thử nghiệm ngoài trời.
Thành phần điện-hóa của perovskite khiến chúng dễ thấm nước và dễ bị tan rã bởi nhiệt. Tuy vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu để chế tạo ra các lớp bảo vệ tốt hơn xung quanh các tấm pin và chuyển sang các hợp chất perovskite bền vững hơn.
Vào tháng 5, công ty Oxford PV của Anh cho biết họ đã đạt được hiệu quả 28.6% trên một tế bào xếp tầng perovskite với kích cỡ được dùng trong thương mại, lớn hơn nhiều so với những tế bào được sử dụng để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Công ty này dự định sẽ đưa ra thị trường những tấm pin đầu tiên cũng như tăng cường sản xuất vào năm 2024. Các công ty khác có thể sẽ công bố sản phẩm vào cuối thập kỷ này.