Plastic use dramatically increased over the past few years. Besides obvious benefits, the consequent plastic waste and mismanagement in disposal have caused ecological problems. Plastic abandoned in the environment is prone to segregation, leading to the generation of microplastics (MPs) and nanoplastics (NPs), which can reach aquatic and terrestrial organisms. MPs/NPs in water can access fish’s bodies through the gills, triggering an inflammatory response in loco. Furthermore, from the gills, plastic fragments can be transported within the circulatory system altering blood biochemical parameters and hormone levels and leading to compromised immunocompetence and angiogenesis. In addition, it was also possible to observe an unbalanced ROS production, damage in vascular structure, and enhanced thrombosis. MPs/NPs led to cardiotoxicity, pericardial oedema, and impaired heart rate in fish cardiac tissue. MPs/NPs effects on aquatic organisms pose serious health hazards and ecological consequences because they constitute the food chain for humans. Once present in the mammalian body, plastic particles can interact with circulating cells, eliciting an inflammatory response, with genotoxicity and cytotoxicity of immune cells, enhanced haemolysis, and endothelium adhesion. The interaction of MPs/NPs with plasma proteins allows their transport to distant organs, including the heart. As a consequence of plastic fragment internalisation into cardiomyocytes, oxidative stress was increased, and metabolic parameters were altered. In this scenario, myocardial damage, fibrosis and impaired electrophysiological values were observed. In summary, MPs/NPs are an environmental stressor for cardiac function in living organisms, and a risk assessment of their influence on the cardiovascular system certainly merits further analysis.
Mức độ sử dụng nhựa gia tăng đáng kể trong những năm vừa qua. Tuy nhựa đem lại những lợi ích rõ ràng nhưng rác thải sau sử dụng và quản lý không đúng cách trong quá trình xử lý đã gây ra các vấn đề cho hệ sinh thái. Nhựa bị vứt bỏ trong môi trường dễ bị phân hủy thành các vi hạt microplastic (MP) hay nanoplastic (NP) có thể tác động đến các sinh vật dưới nước và trên cạn. Các hạt MP/NP khi ở trong nước có thể đi qua mang cá để vào bên trong cơ thể chúng gây ra phản ứng viêm cục bộ. Sau đó, từ mang cá, các mảnh nhựa có thể được vận chuyển qua hệ tuần hoàn làm thay đổi các thông số sinh hóa và nồng độ hormon dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và quá trình hình thành các mạch máu mới. Ngoài ra, cũng có thể thấy sự mất cân bằng trong sản xuất ROS, hủy hoại các cấu trúc mạch máu và tăng nguy cơ huyết khối. Các hạt MP/NP có thể gây độc cho tim, phù màng ngoài tim, và giảm nhịp tim đối với cá. Tác động của MP và NP đối với các sinh vật dưới nước gây ra những mối nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe và gây hậu quả cho hệ sinh thái bởi chúng là một phần trong chuỗi thức ăn của loài người. Khi có mặt trong cơ thể các động vật hữu nhũ, các hạt nhựa có thể tương tác với các tế bào tuần hoàn, gây ra phản ứng viêm, với khả năng gây hại cho gene và gây độc cho tế bào của các tế bào miễn dịch, làm tăng tán huyết, và dính nội mạc mạch máu. Nhờ tương tác với các protein huyết tương mà MP/NP được vận chuyển đến các cơ quan nằm ở xa, trong đó bao gồm cả tim. Các mảnh nhựa bị hấp thụ vào bên trong tế bào cơ tim làm gia tăng sự mất cân bằng oxy hóa và thay đổi các thông số chuyển hóa. Trong tình huống này, nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy có tổn thương cơ tim, xơ cứng và giá trị điện sinh lý bị suy giảm. Tóm lại, MP / NP là những yếu tố gây stress từ môi trường đối với chức năng cơ tim ở các sinh vật. Chắc chắn cần phải phân tích thêm việc đánh giá rủi ro về ảnh hưởng của chúng đối với hệ tuần hoàn.